Vietnamarch chia sẻ hai công đoạn chính trong việc thi công trần vách thạch cao:
Ngày xưa khi chưa có trần nhà thạch cao, các chủ công trình, thợ xây phải làm bằng trần đúc thật hay trân nhà làm bằng ván ép…Nhưng hiện này công nghệ xây dựng trần nhà thạch cao ngày càng từng bước chuyên nghiệp hóa, nâng cao cả về chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Trần nhà thạch cao đáp ứng được sự đỏi hỏi, tỉ mỹ cao của những khách hàng khó tính nhất. Thi công trần thạch cao không những giúp căn nhà của bạn sang trọng hơn nó còn có thể ngăn bụi bẩn, ẩm mốc.
Sau đây sẽ là quy trình chuẩn khi thi công trần nhà bằng thạch cao:
1.Xử lí thô trần thạch cao
Thợ đang ghép thanh nối với nhau
Bước 1: Bạn cần xác định chính xác độ cao của trần rồi dùng ống nivo hoặc máy laze để lấy số độ cao của tường. Tiếp theo bạn cần đánh dấu các vị trí cần thiết, nên đánh dấu những điểm cần lưu ý ở dưới tấm trần rồi xác định vị trí thanh viền tường bằng cách búng mực.
Bước 2: Thanh viền tường cần phải chắc chắn, bạn hãy cố định nó vào vách tường theo độ cao đã tìm hiểu ban đầu. Để chắc chắn thành viền tường bạn bắt vít hoặc đóng đinh cho cố định nhưng với khoảng cách không quá 0,3m.
Bước 3: Bạn cần để ý khoảng cách giữa điểm treo tối đa từ 1m-1,2m và khoảng cách từ tường đến điểm đầu tiên là 0,4m. Đối với những trần bê tong bạn có thể dung khoan trực tiếp lên trần rồi đóng nở 8 hoặc 10 lỗ. Tiếp bạn dùng ty ren 8 hoặc 10 liên kết với các điểm bạn vừa khoan. Cuối cùng bạn cắt ty ren phù hợp với độ cao của trần.
Bước 4: Bạn hãy sắp xếp các thanh chính sao cho phù hợp với hướng của ty ren, khoảng cách chuẩn là 1m-1,2m
Bước 5: Bạn lắp thanh chính và ty ren đã treo trước đó bằng ốc 8 hoặc 10 để hãn trên và dưới thanh chính. Thanh chính đã ổn định, bạn lắp xương phụ, khoảng cách chuẩn là 0,46m, thanh phụ liên kết với thanh chình bằng các khấc có sắn trên thanh chính và chốt thanh phụ.
Lắp các thanh chính và phụ lại với nhau
Bước 6: Sau khi lắp đặt xong bạn cần chỉnh lại các thanh cho khung trần được phẳng. Sau đó kiểm tra lại độ cao của trần bằng laze hoặc ống nivo để thi công đạt hiệu quả.
Bước 7: Căn chỉnh khung trần xong bạn có thể lắp tấm lên khung, đặt chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ kiện liên kết tấm vào khung bằng vít.
2.Hoàn thiện trần thạch cao
Bước 1: Bạn phải ghép các tấm lại với nhau, các mối nối, dán băng keo và ghép cách mép khít lại với nhau một cách tinh tế.
Thợ đang ghép các miếng trần lại với nhau
Bước 2: Dùng bột chít để xử lí mối mối. Bạn đừng pha bột quá loảng hoặc quá đặc như thế các mối nối sẽ không tinh tế.
Bước 3: Bạn hòa bột bả với nước để thi công tấm thạch cao. Bạn phải hòa thật đều và từ từ cho đến khi hỗn hợp không bị đóng cục nhỏ.
Bước 4: Bạn dùng hỗn hợp vừa hòa bả vào tấm thạch cao. Hãy làm đi làm lại để đạt chất lượng tốt nhất. Bạn nên cán bả chéo một góc 45 độ so với trần.
Bước 5: Sau khi bả đều lên tấm thạch cao bạn hãy chờ khô hẳn rồi dùng giáp 150 hoặc 180 bề mặt trần mịn hơn, không còn những chỗ nhấp nhô khi bả.
Công đoạn thi công sơn bả và hoàn thiện
Bước 6: Sơn lớp sơn maxilite cuối cùng để có trần nhà thạch cao đẹp nhất.
Trên đây là những bước cơ bản trong quá trình thi công trần vách thạch cao được cán bộ kĩ thuật của Vietnamarch tổng hợp, và chia sẻ. Bạn đọc có những cách thức làm mới, làm tốt, vui lòng cùng chia sẻ, trao đổi để chúng ta ngày một hoàn thiện kĩ năng, mang đến những công trình thật hoàn hảo cho mọi người, mọi nhà.
Mọi chi tiết về thiết kế nội thất, mẫu trần thạch cao, vật tư thạch cao, thiết kế và thi công trần thạch cao, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH VIETNAMARCH
Địa chỉ: Số 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Website: www.vietnamarch.com.vn - www.tranthachcaohanoi.vn
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.