Logo
Print this page

Quy trình sơn bả matit - LH 0984.779.966

Đánh giá
(1 Vote)
Chia sẻ

Quy trình thi công sơn bả matit.

Để có sản phẩm sơn bả tốt đòi hỏi nhà thầu thi công sơn bả ngoài tay nghề cao còn phải có quy trình thi công tỷ mỷ, khoa học và hiểu biết sâu sắc về tính chất của từng loại vật liệu. Nhà thầu thi công sơn bả Vietnamarch xin gửi tới quý khách hàng quy trình thi công sơn bả gồm các bước như sau:

Xem thêm: Báo giá thi công sơn bả / Cách lựa chọn nhà thầu sơn bả tốt.

Mục lục

1. Kê lót trước khi thi công.

2. Chuẩn bị bề mặt sơn bả.

3. Bả Matit.

4. Sơn lót.

5. Sơn phủ mầu hoàn thiện.

6. Dọn vệ sinh.

 

Bước 1: Kê lót trước khi thi công:

Sơn bả matit là công việc sinh bụi nhiều, công tác liên quan đến giáo mác, vật liệu, vật dụng có thể rơi từ độ cao ảnh hưởng tới bề mặt nên nhà và đồ đạc xung quanh, Phải di chuyển đồ đạc trong nhà để lấy bề mặt thao tác. Chính vì vậy, việc kế kích, bọc lót đồ đạc, mặt sàn là cần thiết, tạo điều kiện thi công thuận lợi và bảo vệ, giữ vệ sinh tốt cho sàn nhà và các vật dụng trong nhà.

Ngoài ra với các vị trí giao thoa giữa các diện, các vật liệu khác nhau, nhà thầu cần sử dụng băng dích giấy dán để tạo được nét sắc cạnh và sạch sẽ khi sản phẩm hoàn thiện. 

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt sơn bả.

- Yêu cầu: Bề mặt khô ráo, sạch sẽ, nhẵn.

Bề mặt ẩm ướt, bẩn, lồi lõm ảnh hưởng lớn tới chất lượng lớp bả, độ bám dính bả kém, thời gian khô lâu, thao tác miết bàn bả không mượt…v..v.. trong trường hợp quá khô cũng dễ làm cháy bột bả dẫn đến hoàn thiện lớp bả không phẳng lại lâu. Vì vậy trước khi bả cần phải:

- Kiểm tra độ khô của bề mặt : 25 – 30% là đủ.

- Dùng đá mài đánh bay các gợn trên bề mặt bả.

- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng máy hút bụi hoặc chổi quét.

Bước 3: Bả Matit.

Trộn bột bả : Thợ thi công cần đọc kỹ hướng dẫn và hiểu tính chất của bột bả, mỗi loại bột có những thống số kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên thông thường nên làm theo các bước sau:

- Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm, Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

- Chuẩn bị các dụng cụ đầy đủ, sạch sẽ trước khi trộn bao gồm: Xô, nước sạch (không nhiễm phèn hay hóa chất khác), Khoan trộn…

- Đổ bột bả từ từ vào xô nước sạch theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Dùng máy hoặc tay trộn đều.

- Để từ 7-10 phút cho hóa chất phát huy hết tác dụng.

Chú ý:

- Không sử dụng nước nhiễm hóa chất, nhiễm phèn.

- Pha vừa đủ dùng trước thời điểm bột bị đông kết. không để đến gần thời điểm đông kết quá làm ảnh hưởng tới chất lượng bột bả.

- Không để tạp chất, cát sỏi lẫn vào bột bả làm ảnh hưởng tới chất lượng bả.

Tiến hành bả matit.

- Chuẩn bị dụng cụ bả : Dao bả, bàn bả..v..v..

- Bả 1 lớp lên bề mặt cần bả, dùng bàn bả dàn đều bột bả và làm nhẵn phẳng tương đối bề mặt.

- Chờ cho lớp bả khô : Thời gian chờ phụ thuộc độ ẩm không khí, trung bình khoảng 1-3 tiếng.

- Bả tiếp lớp thứ 2 như lớp 1 và chờ khô sau khoảng 12 tiếng

Chú ý: tổng độ dầy 2 lớp không nên quá 3mm.

Tiến hành giáp bề mặt bả:

- Chuẩn bị giấy giáp mịn cỡ 150 – 180, đèn soi.

- Đánh giáp bề mặt bả, sử dụng đèn rọi áp sát bề mặt để quan sát các điểm lồi lõm trên bề mặt nhằm bả bù hoặc đánh giáp phẳng.

- Dùng chổi hoặc máy hút hút hết bụi bả bám trên lớp bả.

Chú ý:

- Công đoạn này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bám dính của sơn lên bề mặt bả.

- Dọn vệ sinh sạch sẽ trước khi bắt đầu sơn, tránh bui bẩn bám lên bề mặt sơn mới.

Bước 4: Sơn lót.

Có thể sử dụng sơn lót thông thường hoặc sơn lót kiếm.

Đối với các bề mặt tường, vữa trát..v.v.. khuyến khích nên sử dụng sơn lót kiềm để đảm báo tránh nấm mốc, hoen ố về sau. Còn với bề mặt trần thạch cao việc sử dụng sơn lót kiềm là không cần thiết. Các bước sơn lót tiến hành như sau:

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết : Lu sơn, chổi sơn, giáo mác, khẩu trang, kính, khăn lau…v.v..

- Chọn loại sơn theo chỉ định.

- Kiểm tra hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng của thùng sơn.

- Pha thêm nước sạch vào thùng sơn lót, tỷ lệ theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

- Dùng chổi, con lăn, hoặc phun sơn lót lên bề mặt bả matit.

Chú ý:

- Trong quá trình sơn và Sau khi sơn xong còn ẩm không nên để bụi bẩn bám vào mặt sơn.

- Không sơn bả khi 2 bên mặt tường chưa chat, ốp hoàn thiện, VD: Khi mặt bên này sơn, mặt bên kia tiến hành trát sẽ dễ làm hỏng lớp sơn.

Bước 5: Sơn phủ mầu hoàn thiện.

Sơn phủ mầu hoàn thiện là công đoạn cuối cùng của phần sơn bả, Chất lượng sơn phủ ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ của không gian. Bề mặt sơn phủ phải đảm bảo độ đồng đều, nhẵn mịn như khuyến cáo của nhà sản xuất

yêu cầu: Sơn đều mầu, độ dầy đảm bảo ở tất cả các vị trí.

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết : Lu sơn, chổi sơn, giáo mác, khẩu trang, kính, khăn lau…v.v..

- Chọn mầu sắc theo thiết kế.

- Kiểm tra hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng của thùng sơn.

- Pha thêm nước sạch vào thùng sơn lót, tỷ lệ theo khuyến nghị của nhà sản xuất, và tỷ lệ pha giữa các đợt pha phải giống nhau để đảm bảo độ đồng đều về mầu sắc.

- Dùng chổi, con lăn, hoặc phun sơn lót lên bề mặt bả matit. Tùy từng chủng loại sơn mà có biện pháp thi công phù hợp.

Bước 6: Dọn dẹp vệ sinh.

Dọn đẹp vệ sinh sạch sẽ sau khi hoàn thành là việc làm cần thiết, nó thể hiện sự tôn trọng của Bạn đối với chính sản phẩm của mình và sự tôn trọng với chủ nhà. Ngoài ra còn thể hiện văn hóa của nhà thầu thi công. Bạn nên dọn dẹp sạch sẽ trước khi bàn giao, điều này sẽ làm sản phẩm của Bạn nổi bật hơn rất nhiều

Chú ý:

- Không để sơn đã pha quá lâu (05 ngày) sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sơn.

- Khoảng thời gian giữa 2 lớp sơn : 1-3h

- Các lớp sơn phải có độ phủ đồng đều, không sẽ có hiện tượng loang mầu. dẫn đến phải sơn nhiều lớp tốn kém.

* Đối với sơn ngoài trời, Sơn chống thấm cần chú ý các điểm sau:

- Tường ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa, nên khả năng nứt nẻ rất cao. Chính vị vậy, việc sơn chống thấm cho tường ngoài là rất cần thiết. Trên thị trường hiện có nhiều dòng sơn kết hợp cả kháng kiềm và chống thấm với đăch tính tạo màng bảo vệ rất tốt cho tuổi thọ công trình.

- Sau khi sơn lót, chống thấm tiến hành sơn phủ mầu cho bề mặt hoàn thiện bằng sơn phủ ngoài trời.

* Chú ý trong quá trình sơn:

- Trong quá trình sơn, nếu sơn dây vào mắt, mũi cần vệ sinh trực tiếp dưới vòi nước sạch hoặc nước ấm. Trường hợp vẫn thấy khó chịu thì nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc.

- Trong quá trình bả matit, cọ rửa dụng cụ bả tuyệt đối không đổ nước sau cọ rửa xuống ga thoát sàn hoặc cống trong nhà, lớp bột bả sẽ lắng đọng và gây tắc cống.

- Khi vệ sinh sơn nước có thể đổ xuống cống và có nắp đậy

- Sơn thừa phải đậy nắp để nơi an toàn, khô thoáng tránh hỏng sơn và gây nguy hại cho người khác.

Quy trình sơn bả ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sơn bả, Với mỗi thời điểm, mỗi vị trí, và tùy theo tính chất của không gian mà Kiến trúc sư sẽ lựa chọn chủng loại mẫu mã, mầu sắc sơn khác nhau, ứng với mỗi loại khác nhau sẽ có những phương pháp thi công cụ thể khác nhau, 

 

Để được tư vấn và thi công Quý khách vui lòng liên hệ.

CÔNG TY TNHH VIETNAMARCH

Địa chỉ:          Số 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Website:        www.vietnamarch.com.vn - www.tranthachcaohanoi.vn

Email:            This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Phòng thi công xây lắp Vietnamarch.,Group

Sửa lần cuối: Thứ ba, 06 Tháng 12 2016 09:10