Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà thơ, mưu sĩ cho công cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tên của ông còn được lấy làm tên cho nhiều địa điểm, trường học ở Việt Nam.
Trần thạch cao phố Nguyễn Trãi, Hà Nội 01
Trần thạch cao phố Nguyễn Trãi, Hà Nội 02
Trần thạch cao phố Nguyễn Trãi, Hà Nội 03
Trần thạch cao phố Nguyễn Trãi, Hà Nội 04
Đường: gần 2,2km; từ Ngã Tư Sở đến giáp ranh với thành phố Hà Đông, ở Phùng Khoang.
Đây là đoạn quốc lộ 6, trước là đường “Thượng đạo lai kinh” của các trấn xứ Nam về Thăng Long, được nắn thẳng lại. Đất Kẻ Mọc - Nhân Mục, Thượng Đình, Hạ Đình của huyện Thanh Trì cũ. Thôn Phùng Khoang, nay thuộc xã Trung Văn, huyện Từ Liêm có chùa Thanh Xuân được xếp hạng năm 1991.
Đường chạy trên đất phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa; các phường, Thượng Đình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân; qua khu công nghiệp Thượng Đình với nhiều nhà máy cơ khí và hoá chất lớn. Tên mới đặt năm 1980.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442): nhà tư tưởng lớn - hiệu Ức Trai; người làng Nhị Khê, huyện Thượng phúc (nay là Thường Tín, Hà Nội), quê gốc ở Chí Linh (Hải Dương), đỗ thái học sinh năm 1400 thời nhà Hồ, làm Chánh trưởng Ngự sử đài. Quân Minh xâm lược, bắt cha ông là Nguyễn Phi Khanh giải về Tàu và giam lỏng ông ở Đông Quan. Ông trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi, dâng sách Bình Ngô, tham gia cuộc bao vây địch ở Đông Quan; giành toàn thắng, theo lệnh vua Lê Thái Tổ viết bài Bình Ngô đại cáo, được coi như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử nước ta. Ông giữ chức Nhập nội Hành khiển, trở thành nhà chiến lược, nhà ngoại giao, nhà tư tưởng văn hoá lớn của dân tộc; để lại nhiều tác phẩm thơ văn mang tính nhân đạo tiêu biểu. Cuối đời bị vu oan, ông về ở ẩn tại Côn Sơn (Chí Lính, Hải Dương), rồi chịu án “Lệ Chi Viên” tru di ba họ. Hai mươi năm sau, Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông. Tác phẩm để lại: Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập... Năm 1980, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESSCO) đã tôn vinh Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.