Trong hệ trần thạch cao người ta chia ra làm 2 loại chính đó là trần thạch cao khung trần nổi và trần thạch cao khung trần chìm. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho mọi người thấy sự khác nhau giữa trần nổi và trần chìm, các công trình nên sử dụng khung trần nổi, các công trình nên sử dụng khung trần chìm.
>>Xem thêm: Mẫu trần thạch cao văn phòng đẹp và hiện đại 2015/Trang trí showroom rẻ đẹp với trần thạch cao
Đầu tiên ta nên tìm hiểu xem trần nổi và trần chìm là như thế nào.
Mục lục:
1. Trần thạch cao khung xương chìm.
2. Trần thạch cao khung xương nổi.
3. Các công trình nên sử dụng trần thạch cao khung trần nổi.
4. Các công trình nên sử dụng trần thạch cao khung trần chìm.
5. Liên hệ đơn vị thi công trần thạch cao.
1. Trần thạch cao khung xương chìm.
Tên gọi trần thạch cao khung trần chìm hay còn gọi tắt là trần chìm được xuất phát từ chính hình dáng của hệ trần: khi thi công xong ta không thấy được khung xương nằm nhô ra bên ngoài như loại trần nổi, mà sẽ thấy nó được ẩn đi nằm dưới tấm trần. Đối với loại trần chìm này hệ trần được chia làm 2 loại chính là trần phẳng và trần giật cấp.
+ Trần phẳng là loại trần tất cả các tấm thạch cao đều nằm trên 1 mặt phẳng hệ trần này có thiết kế cực kì đơn giản.
Trần phẳng
+ Trần giật cấp là loại trần mà có nhiều mặt phẳng cấp khác nhau thường từ 2-3-4 mặt phẳng khoảng chênh giữa các mặt phẳng kề nhau thường được bố trí các khe hắt sáng trang trí cho trần hoặc theo ý đồ của người thiết kế, có người thiết kế sẽ tạo ra những tạo hình độc đáo với loại trần này.
Trần thạch cao giật cấp
Để tìm hiểu chi tiết hơn về loại trần này mời các bạn xem bài viết: cấu tạo trần chìm
2. Trần thạch cao khung xương nổi.
Trần thạch cao khung xương nổi hay còn gọi là trần nổi là loại trần mà khi thi công hoàn thiện xong ta sẽ thấy phần khung xương nổi ra bên ngoài, ngoài ra nó còn có một cái tên gọi khác là trần thả bởi trong quá trình thi công khi đã hoàn tất việc lắp đặt khung xương trần nổi người thợ chỉ việc thả các tấm thạch cao đã được cắt vừa vặn với kích thước chia ô.
Trần thạch cao khung trần nổi cho phòng họp, văn phòng,, hội trường
Xem chi tiết tại đây: trần nổi - trần thả.
3. Các công trình nên sử dụng trần thạch cao khung trần chìm.
Thông qua mục 1 các bạn cũng đã có thể hình dung ra một phần tran thach cao khung trần chìm hay gọi tắt trần chìm là như thế nào rồi phải không. Các công trình sử dụng loại trần này là những công trình của nhà dân, nhà chung cư, nhà phố, hay biệt thự, khách sạn, ... những công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, tạo hình độc đáo và đẳng cấp cho hệ trần để làm nổi bật nên không gian sống.
4. Các công trình nên sử dụng trần thạch cao khung trần chìm.
Trần thạch cao khung trần nổi có thể coi là loại trần đơn giản và thi công nhanh gọn nhất, khi không cần tới bản thiết kế hay bất kì phương án khó khăn nào cả. Ưu điểm lớn cho loại trần này là dễ dàng thay thế khi có sự cố và chỉ phải thay đối với tấm bị hỏng đó, tiết kiệm chi phí. Các công trình có hệ trần lớn, trên trần nhà có hệ thống đường ống nước, đường đi dây điện, không yêu cầu trần nhà phải đẹp phải cầu khì thì nên lựa chọn loại trần này vừa rẻ, vừa thi công nhanh mà lại dễ dàng tháo dỡ để sửa chữa các hệ thống đường ống nước, dây điện bên trong. Các công trình đó là: trần văn phòng, trần cửa hàng, trần showroom, trần trường học, bệnh viện, hội trường, siêu thị ...
5. Liên hệ đơn vị thi công trần thạch cao văn phòng.
Giờ thì các bạn đã có sự lựa chọn cho công trình trần thạch cao văn phòng cho mình rồi đúng không. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng trần nổi cho công trình tran thach cao van phong bởi nó vừa thi công nhanh chóng, vừa rẻ mà đặc biệt khi hệ thống đường dây điện, điều hòa hay ống nước trên trần nhà có vấn đề gì sẽ dễ dàng tháo tấm trần ra để sửa chữa.
Mọi chi tiết về thiết kế nội thất, mẫu trần thạch cao, vật tư thạch cao, thiết kế và thi công trần thạch cao, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH VIETNAMARCH
Địa chỉ: Số 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Website: www.vietnamarch.com.vn - www.tranthachcaohanoi.vn
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.