Theo phong thủy phương đông, việc trong nhà tồn tại những góc nhọn, sắc đều không tốt cho phong thủy, đắc biệt là quá trình đối lưu và luân chuyển trường khí trong nội thất. Dòng nguyên khí có xu hướng chuyển động từ dưới lên trên.
Trần thạch cao giật cấp tạo ra khoảng tụ khí tự nhiên trong không gian rất tốt cho phong thủy. Tuy nhiên các khe nhọn vuông quay xuống dưới tại khe hắt sáng và những góc nhọn tại cổ trần thường ảnh hưởng không tốt tới dòng luân chuyển tự nhiên của trường khí.
Chính vì vậy từ xa xưa, ông cha thường làm nhà với phảo cổ trần để giúp dòng khí luân chuyển được linh hoạt, mềm mại tránh làm sáo trộn. Tuy nhiên trong trang trí nội thất hiện đại việc tạo ra các mảng, diện phẳng và giao tuyến rõ ràng thường tạo ra không gian khỏe khoắn và khúc chiết, phào chỉ thường ít được chú ý và tổ chức đúng mực nên thường thiếu mất yếu tố phong thủy chuyên sâu cho gia chủ.
Vietnamarch kết hợp giữa thực tiễn và nhu cầu cần thiết về phong thủy tốt cho gia chủ tổng hợp và đưa ra xu hướng mới trong thiết kế trần thạch cao cho năm 2016.
Trần thạch cao cổ điển với phào chỉ trang trí
Trân thạch cao cổ điển với cách xử lý phào chỉ cổ trần tinh tế
Các góc nhọn làm hạn chế việc lưu thông tự nhiên của khí cần được hóa giải
Đường nét mềm mại trong xu hướng thiết kế trần thạch cao 2016
Trần thạch cao trong nội thất hiện đại
Trần thạch cao trong nội thất hiện đại sang trọng
Với phương châm liên tục hoàn thiện về chất lượng công trình, Quy trình quản lý, Tính toàn thiết kế các yếu tố thẩm mỹ, phong thủy..v.v.. mang lại sự an lành và hài lòng tuyệt đối của khách hàng. Vietnamarch kỳ vọng đồng hành cùng quý khách hàng tới mọi công trình chất lượng.
Phòng thiết kế - thi công Vietnamarch
Nguyên khí là khí đi chìm, khí từ lòng đất bốc lên nên còn được gọi là “Âm khí”.
Thực khí là khí đi nổi trên mặt đất nên còn được gọi là “Dương khí”.
Xét về độ mạnh yếu thì Nguyên khí lực mạnh hơn Thực khí nhưng lại phát tác chậm.
Thực khí lực nhẹ nhưng phát tác nhanh.
Âm phần hoàn toàn hấp thụ Âm khí-Nguyên khí nên âm phần thường hay chậm phát.
Dương cơ thì lại hấp thụ được cả hai khí trong đó có Dương khí-Thực khí nên phát tác nhanh nhưng Âm khí-Nguyên khí mới là khí có tương tác mạnh nhất.
Tỉ lệ so sánh về tính tương tác của hai khí này với Dương cơ thông thường là: Nguyên khí chiếm từ 70% đến 80% còn Thực khí chỉ chiếm từ 20% đến 30% .