Những nhược điểm và ưu điểm của trần thạch cao
Công ty Vietnamarch đưa ra ưu nhược điểm của trần thạch cao cho quý khách tham khảo
Nhiều bạn quan tâm muốn làm trần thạch cao nhưng không biết ưu điểm của trần thạch cao là gì, nhược điểm của trần thạch cao là gì muốn tìm hiểu về nó trước khi quyết định làm. Trần thạch cao không chỉ đa dạng về mẫu mã mà còn rất tinh tế và sắc xảo ở từng chi tiết, đặc biệt là có tính thẩm mỹ cao nhưng bên cạnh đó nó vẫn tồn tại 1 số nhược điểm. Công ty tnhh kiến trúc xây dựng Black & While đưa ra ưu nhược điểm của trần trần thạch cao cho quý khách tham khảo:
Những nhược điểm và ưu điểm của trần thạch cao
Trần thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc vách ngăn. Vật liệu thạch cao ngày càng được sử dụng nhiều trong xây dựng do có đặc tính thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt...
Trần thạch cao có hai loại: trần nổi và trần chìm. Ở trần nổi thì dễ dàng tháo rỡ và sửa chữa. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần nổi không bằng trần chìm.
Ưu điểm của trần thạch cao chìm là gì?
Trần thạch cao chìm là đẹp, phẳng, có thể tạo nhiều hoa văn. Dùng xi măng tạo đường chỉ trang trí giúp trần đẹp và bền nhưng giá thành khá cao.
Trần thạch cao chìm dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong... nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau
Khuyết điểm của trần thạch cao chìm
không thể sửa từng tấm nếu trần hỏng hoặc ố màu. Bạn phải gỡ nguyên trần để sửa nhà
Trần thạch cao rất kỵ nước, nước sẽ làm cho trần của bạn bị ố vàng, mất thẩm mỹ hoặc bị hỏng vì vậy trước khi thi công ghép trần, bạn phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói. Tuyệt đối không được để lỗ rò trên mái làm trần thấm nước. Đặc biệt, với mái ngói, khi mưa lớn tạt vào các khe hở, nước sẽ nhỏ giọt xuống trần. Thạch cao sẽ nhanh bị ố vàng và rất xấu. Vì vậy, bạn nên cho thợ trét mastic và sơn lại. Nếu thi công kỹ, mái nhà không bị rò nước, bạn có thể giữ trần thạch cao đẹp và bền từ 5-10 năm.
Trần chìm thạch cao
Hệ thống trần treo khung xương chìm là giải pháp trần treo nguyên khối, phù hợp cho hầu hết các ứng dụng nội thất trong công trình. Có thể sử dụng vào tất cả các dạng công trình khác nhau: công trình thương mại, các tòa nhà công nghiệp, trường học hoặc bệnh viện, khách sạn, văn phòng…
tran thach cao chim
Các bước thi công
1. Xác định cao độ treo trần và đánh dấu vị trí của thanh thép góc trên tường chu vi.
2. Liên kết thanh thép góc vào các vị trí đã đánh dấu sẵn trên tường chu vi bằng liên kết thích hợp, khoảng cách liên kết tối đa 300mm.
3. Đánh dấu vị trí treo các hệ móc treo lên trên kết cấu, theo kích thước hệ lưới treo 800mm x 800mm hay 1000mm x 1000mm (tùy theo độ dày khung xương và độ dày tấm thạch cao). Gắn pát thép vào các vị trí đã đánh dấu trên kết cấu bằng tắc kê thép đường kính 6mm (hoặc liên kết thích hợp).
4. Gắn bộ treo gồm dây treo, móc treo và tăng đơ vào từng vị trí pát thép, sau đó gắn treo thanh xương chính vào móc treo trên các bộ treo vừa lắp đặt.
5. Gắn các thanh xương phụ vào các thanh xương chính theo khoảng cách 400mm. Liên kết xương chính với xương phụ bằng khóa liên kết. Cố định đầu thanh phụ với thép góc viền tường bằng vít mũi kim hoặc đinh rút rivet.
6. Kiểm tra và điều chỉnh tăng đơ thép để căn chỉnh độ phẳng bề mặt khung xương trước khi ghép tấm.
7. Gắn tấm thạch cao Gyproc vào hệ khung xương bằng cách liên kết tấm vào các thanh xương phụ bằng vít thạch cao có chiều dài thích hợp, sao cho chiều dài tấm thạch cao cùng chiều với chiều của thanh xương chính. Khoảng cách bắn vít thạch cao tối đa 240mm ở các vị trí giữa tấm và 150mm ở hai đầu tấm.
8. Xử lý khe nối bằng băng giấy và bột thạch cao. Bả bề mặt trước khi sơn hoàn thiện.
* Lưu ý khi Thi công chi tiết giật cấp:
1. Tại tất cả các vị trí trần giật cấp hở (công xôn), các vị trí giật cấp kín, các vị trí mặt dựng, đều phải có khung xương hỗ trợ, được kéo dài thẳng ra từ các vị trí bên trong.
2. Tại vị trí có mặt dựng, cần dùng thêm thanh V góc, liên kết vào các thanh xương phụ bằng liên kết thích hợp, để tạo thành kết cấu khung xương chắc chắn trước khi liên kết với tấm thạch cao.
3. Khoảng cách tối đa từ tường tới vị trí treo bộ treo đầu tiên không quá 150mm. Khoảng cách tối đa từ tường tới thanh xương chính đầu tiên không quá 250mm.
4. Bố trí tấm thạch cao trên hệ khung xương sao cho các vị trí khe nối tấm so le nhau.
5. Nếu thi công trần thạch cao hai lớp tấm, bố trí khe nối tấm lớp thứ hai so le với khe nối tấm lớp đầu tiên.
6. Dùng keo silicon bịt kín chu vi trần và các vị trí có khoét lỗ thi công các đường kỹ thuật nhằm tối ưu hiệu quả cách âm (nếu có yêu cầu cách âm).
Cần lắp trần thạch cao và thi công nội thất, ai có khả năng vào báo giá đê!
Nhà xây đang chuẩn bị hoàn thiện, mời các cơ sở lắp trần thạch cao Hà Nội và nội thất vào báo giá.
Địa chỉ 69 đường số 1a Khu máy nước (giáp chắn tàu Lê Hồng Phong). hoặc liên hệ chủ thớt theo số phone bên dưới.
Nhanh chân, ưu tiên cho những người biết tư vấn, nhiệt tình.