Trần chịu nước hay thường gọi là trần thạch cao chịu nước với khả năng chống chịu được nước tốt, chịu va đập cao nên việc sử dụng trần thạch cao chịu nước hay tấm chịu nước cho công trình ngày một rộng rãi.
Mục lục:
1. Trần thạch cao chịu nước là gì?
2. Ưu nhược điểm của trần thạch cao chịu nước.
3. Ứng dụng của trần thạch cao chịu nước.
1. Trần thạch cao chịu nước là gì?
Trần chịu nước mà người ta quen gọi là trần thạch cao chịu nước thực chất không phải là thạch cao, mà thành phần của tấm trần là xi măng trộn với sợi Cellulo hay sợi gỗ, tuy nhiên người ta hay gọi lẫn với trần thạch cao nên bạn có thể nghe thấy các đội thợ hay các công ty quen gọi là trần thạch cao chịu nước. Thực chất trần chịu nước có cấu tạo giống như trần thạch cao thông thường, chỉ khác là người ta sử dụng tấm chịu nước để tạo bề mặt trần có tính năng chống chịu nước. Hệ khung xương thường là trần chìm hoặc trần thả. Đối với trần chìm, 2 loại tấm chịu nước thường sử dụng nhất là tấm Dura Flex và tấm Smart Board chịu nước. Đối với hệ trần thả, các tấm Dura Flex hay Smart Board được gia công cắt phù hợp với kích thước tiêu chuẩn và dán phủ lớp màng PVC có hoa văn trang trí.
2. Ưu nhược điểm của trần chịu nước.
Ưu điểm:
- Trần thạch cao chịu nước có cường độ cứng hơn so với trần thạch cao thông thường do quy trình sản xuất và tính chất của tấm cứng hơn nhờ làm từ xi măng.
- Vì cường độ cứng hơn nên trần thạch cao chịu nước cũng hạn chế được khả năng cong vênh tốt hơn.
- Trần có tính năng chịu nước đặc trưng, đồng thời khả năng chống chọi môi trường khắc nghiệt tốt hơn so với tấm phổ thông.
- Khả năng chịu va đập tốt.
Nhược điểm:
- Trần thạch cao chịu nước có giá thành đắt hơn so với trần thạch cao thông thường.
- Tấm chịu nước có trọng lượng lớn hơn nhiều so với tấm thông thường trần cũng nặng hơn,
- Thi công khó hơn so với tấm thông thường do việc cắt tấm, khoan vít tấm, xử lý mối nối khó hơn.
3. Ứng dụng của trần thạch cao chịu nước.
Do tính năng chịu nước tốt và cường độ chịu lực cao hơn nên tran thach cao chịu nước thường được ứng dụng theo các nhu cầu về chịu lực và độ nước cao như:
- Ứng dụng vách ngăn để tăng khả năng chịu lực hoặc treo đồ.
- Ứng dụng cho trần vách các phòng thường xuyên tiếp xúc với nước như vệ sinh, bếp ăn, ban công, logia ..v...v..
- Ứng dụng cho trần vách thạch cao các công trình cải tạo sửa chữa. Các công trình cũ sau thời gian sử dụng thường hay có hiện tượng thấm nước, dột, Tường nhà thường ẩm mốc.v..v. thì việc sử dụng tấm chịu nước cho công trình là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên để sử dụng đúng khuyến nghị của nhà sản xuất và có giải pháp tối ưu cho thiết kế trần vách chịu nước, Quý khách hàng nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị thi công uy tín và hiểu biết sâu về vật liệu hoàn thiện để có được giải pháp tối ưu nhất.
Để tham khảo mẫu trần, thiết kế nội thất cho công trình, và thi công hoàn thiện, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH VIETNAMARCH
Địa chỉ: Số 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Website: www.vietnamarch.com.vn - www.tranthachcaohanoi.vn
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
5. Xem quy trình thi công của Vietnamarch. Tại đây
Bài 6. Trần thạch cao chịu ẩm. |
<< Trước - Sau >> |
Bài 8. Trần thạch cao chống cháy. |
Trần thạch cao chịu nước